Vụ nổ 2008 TC3

Thiên thạch, hay còn gọi là sao băng[8] vì sự bùng nổ rực lửa của nó được xác nhận đã đi vào khí quyển Trái Đất trên vùng miền bắc Sudan với tốc độ 12,8 km/s (8,0 dặm/s). Quỹ đạo ước tính vật thể bay ra khỏi bầu trời phía tây có góc phương vị là 281 độ, ở góc cao 19 độ so với chân trời địa phương. Nó phát nổ ở độ cao 10 km với năng lượng vào khoảng 1 kiloton thuốc nổ TNT, tạo nên một quả cầu lửa lớn trên bầu trời lúc sáng sớm.[9] Có rất ít người sinh sống ở vùng sa mạc Nubia xa xôi nơi vụ nổ xảy ra; tuy nhiên, tờ The Times, lại thông báo rằng ánh sáng của thiên thể lớn đến mức tương đương ánh sáng Mặt Trăng tròn và một máy bay cách đó 1.400 km (870 dặm) đã nhìn thấy ánh sáng chói lóe lên.[10] Một bức ảnh có độ phân giải thấp về vụ nổ đã được vệ tinh dự báo thời tiết Meteosat 8 chụp lại.[11] Những dàn máy dò hạ âm tại Kenya cũng đã phát hiện ra sóng âm từ hướng được dự kiến của va chạm, tương ứng với năng lượng của 1,1 đến 2,1 kiloton TNT.[12] Những thiên thạch có kích cỡ như thế này thường tấn công Trái Đất 2 đến 3 lần mỗi năm.[13]

Quỹ đạo chỉ ra chỗ tiếp xúc với bề mặt Trái Đất tại 20,3° vĩ bắc và 33,5° kinh đông,[14] trong khi đó vật thể được dự kiến vỡ ra ở vị trí 100 đến 200 km về phía tây nơi nó hạ xuống, một chút ở phía đông sông Nile, và cách 100 km về phía nam biên giới Ai Cập–Sudan.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: 2008 TC3 http://blogs.discovermagazine.com/badastronomy/200... http://www.efluxmedia.com/content/news/news_26007.... http://www.efluxmedia.com/news_Asteroid_To_Enterta... http://www.efluxmedia.com/news_Small_Asteroid_Ente... http://afp.google.com/article/ALeqM5jOHHF4wcyteiUj... http://weblogs.marylandweather.com/2008/10/predict... http://spaceweather.com/submissions/large_image_po... http://www.spaceweather.com/archive.php?view=1&day... http://news.yahoo.com/s/ap/20081006/ap_on_sc/sci_f... http://mkvh.de/ast/serendipity/index.php?/archives...